“Liệu mình thực sự có đủ năng lực?”

Theo dõi chúng tôi trên LinkedIn:

“Liệu mình thực sự có đủ năng lực?”

Tác giả: Trần Thị Hoàng Hạc, Chuyên viên Truyền thông Doanh nghiệp, Mekong Capital

28/2/2020

———

Trần Thị Hoàng Hạc, Chuyên viên Truyền thông Doanh nghiệp, Mekong Capital

Trần Thị Hoàng Hạc, Chuyên viên Truyền thông Doanh nghiệp, Mekong Capital

Từ khi còn bé, tôi đã thích một cuộc sống có kế hoạch và ổn định. Vì bố mẹ đều làm nghề giáo, tôi đi học từ sớm và được chuẩn bị cũng như kỳ vọng sẽ học hành giỏi giang và có được một công việc tốt.

Sau khi vượt qua vòng phỏng vấn của Mekong Capital, tôi mau chóng cảm thấy mình rất phù hợp với văn hóa công ty và hòa hợp với đồng nghiệp. Là một chuyên viên truyền thông doanh nghiệp, mục tiêu của tôi là tạo được xây dựng được hình ảnh truyền thông tốt với độ phủ sóng cao cho Mekong và các công ty tiếp nhận đầu tư. Tôi bắt tay ngay vào việc, bắt đầu các cuộc họp với Trưởng nhóm tư vấn đầu tư, gặp gỡ phóng viên và ngày càng trở nên bận rộn hơn. Cảm giác được yêu mến, đương cống hiến và bận rộn với nhiều việc để làm đưa tôi lên chín tầng mây trong vòng hai tháng cho đến khi…

Tôi bất ngờ nhận được một email với tiêu đề: không thể yêu cầu những người liên quan hành động nhằm tổ chức công việc để đạt được kết quả và kiểm soát thời gian dự án” từ một chị trưởng nhóm. Tôi nhìn chằm chằm email một hồi lâu, hít một hơi thật sâu và bắt đầu đọc.“Chị tin tưởng giao cho em một bài PR nhưng đã một tháng rưỡi trôi qua và em không thể đăng bất cứ bài viết nào”. Càng đọc, tim tôi càng đập nhanh hơn. “Với cách tiếp cận công việc hiện tại, dù có làm một năm, em cũng sẽ chẳng thể đăng nổi 3 bài viết về công ty, chứ đừng nói gì đến một quý. Hãy sắp xếp họp 30 phút với chị…”

Tôi như chết điếng.

Một đống cảm xúc bùng nổ trong đầu tôi:

· Sợ hãi: “Ôi trời đất, mình sẽ bị sa thải ư? Trời ơi, chị ấy còn gửi cho cả Giám Đốc Nhân sự. Chị muốn họp với mình? Mình sắp xong rồi…”

· Căm ghét: “Sao chị ấy lại làm thế với tôi? Nói như vậy với người mới cũng được sao? Bài PR này còn chẳng đáng gì!”

· Mỉa mai: “Chỉ chậm bài PR chút xíu thôi mà làm như thất bại lớn lắm vậy! Đâu phải chỉ do mình , đã có rất nhiều việc xảy ra, chuyện thường mà! Mình chỉ cần thêm thời gian thôi”.

Nhưng trên hết, tôi cảm thấy hết sức buồn phiền. Tôi thất vọng với bản thân và hiệu quả làm việc của mình. “Mình có thể đăng nhiều bài viết hơn với tốc độ nhanh hơn không?” — Tôi cảm thấy mình như con cá mắc cạn.

Đêm đó, tôi trằn trọc mãi không ngủ được, nằm trên giường mà mắt vẫn mở to, nhìn lên trần nhà, tự hỏi như một kẻ tâm thần:

Mình đã tự gây rắc rối gì cho mình thế này?” Và cũng đã lâu lắm rồi tôi mới bất giác tự hỏi bản thân: “Liệu mình thực sự có đủ năng lực?”

Hôm sau, cuối cùng tôi cũng phải “tham gia” cuộc HỌP với chị. Thật bất ngờ, chị ấy không hề tức giận. Chị ấy bắt đầu đặt câu hỏi. Chúng tôi phát hiện ra mình chỉ là chưa thống nhất lịch trình. Và trên hết, tôi đã không trao đổi với chị ấy trong quá trình làm việc. Tôi thấy dễ dàng hơn khi làm theo cách làm việc cũ và rõ ràng tôi không hiểu rõ cách hợp tác với các bên khác.

Sau khi kết thúc cuộc họp, tôi nhận ra việc này chẳng liên quan gì đến năng lực của mình. Tôi chưa từng muốn thử những phương thức mới để cải thiện hiệu quả của bản thân. Do đó, tôi đã đổi ý và quyết tâm thay đổi tình hình. Tôi đặt nhiều câu hỏi hơn cho các công ty để biết thêm các thông tin chi tiết, tìm cách giải quyết những lo ngại và kỳ vọng và tất nhiên, làm việc chặt chẽ hơn với các Trưởng nhóm tư vấn đầu tư.

Trong ba tháng tiếp theo, không chỉ một bài viết, mà hơn 20 bài báo và câu chuyện về các công ty tiếp nhận đầu tư và Mekong Capital đã được đăng tải trên những tờ báo địa phương được đón đọc nhiều nhất. Trong ba tháng tiếp theo, Mekong Capital đã xuất hiện trên các tờ báo châu Á nổi tiếng nhất, bao gồm cả báo chí Hàn Quốc và Nhật Bản. Một nửa thành tựu trong số đó vốn không nằm trong mục tiêu thường niên của tôi.

Tôi từ từ nhận ra rằng:

“Ừ, chẳng có ai là thật sự “đủ năng lực” cho mọi thứ. Gặp sự cố là chuyện không thể tránh khỏi. Việc tôi cảm thấy sợ hãi và không chắc chắn về năng lực của mình có nghĩa đó là giây phút tôi sắp sửa bước ra khỏi vùng an toàn và hướng đến những mục tiêu lớn hơn và mang đến kết quả tốt hơn”.

Nên hôm nay, tôi chia sẻ câu chuyện này, với tư cách là một nhân viên của Mekong Capital, về trải nghiệm của tôi với giá trị cốt lõi Truyền cảm hứng tạo đột phá:

“Truyền cảm hứng cho mình và mọi người để chúng ta mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, dấn thân vào những thử thách lớn hơn, lựa chọn bối cảnh đầy thôi thúc để dẫn đến những hành động mới và tạo nên kết quả đột phá”.


Vui lòng nhấn vào nút dưới đây để đăng ký nhận bản tin quý của Mekong Capital.

Mekong Capital đầu tư vào các ngành theo xu hướng tiêu dùng và đóng góp giá trị gia tăng cho doanh nghiệp theo mô hình Đầu tư Lấy Tầm nhìn làm Định hướng. Các công ty nhận đầu tư thường nằm trong số các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất trong ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam.

Đầu năm 2022, người sáng lập Mekong Capital, Chris Freund, đã xuất bản cuốn “Chuyện Lẩu Cua”, một câu chuyện về một đàn cua bị bắt bỏ vào nồi nước sôi. Thoạt nhìn, “Chuyện Lẩu Cua” trông như một quyển truyện tranh thiếu nhi với trang bìa đầy màu sắc và nét vẽ giàu tính biểu cảm theo phong cách hoạt hình. Nhưng càng về sau, độc giả dễ dàng nhận thấy rằng câu chuyện hàm chứa một thông điệp quan trọng cho các doanh nghiệp về chuyển hóa, năng lực lãnh đạo và việc tập trung vào một tầm nhìn rõ ràng.

Sách đang có bán tại Tiki (bìa cứng): bit.ly/38baF8a

Theo dõi chúng tôi trên LinkedIn:
Follow Mekong Capital on LinkedIn

Để lại nhận xét

Không cần đăng ký.




 

Bài viết mới nhất