Một thói quen của người hiệu suất làm việc cao

Theo dõi chúng tôi trên LinkedIn:

Một thói quen của người hiệu suất làm việc cao

Tác giả: Nguyễn Vân Hà, Chuyên viên Khai Vấn Nhân Tài & Tổ Chức Doanh Nghiệp Cấp Cao, Mekong Capital

———

Blog detail Nguyen Van Ha effective performer 1

Nguyễn Vân Hà, Chuyên viên Khai Vấn Nhân Tài & Tổ Chức Doanh Nghiệp Cấp Cao, Mekong Capital

Vào Mekong Capital, tôi như bước chân vào một chuyến hành trình đầy mới mẻ. Ở đây, tôi thấy mình tràn đầy năng lượng và háo hức trước trách nhiệm xây dựng một đội ngũ quản trị cấp cao cho các công ty thuộc danh mục đầu tư.

Trong vòng vài tháng đầu tiên, tôi đã tuyển dụng thành công nhiều vị trí ở các công ty trong danh mục. Nhiều ứng viên nói với tôi rằng, “Anh thích con người và văn hóa ở đây. Anh cuối cùng đã tìm thấy “nhà” mình”. Và ở chiều ngược lại, các nhà sáng lập chia sẻ với tôi, “Anh đã chờ rất lâu để tìm được một người thực sự phù hợp với vị trí này đến vậy!”. Sau mỗi lần như thế, tôi cảm giác như mình đã tác thành một mối lương duyên viên mãn. “Nếu mỗi một người có thể đóng góp vào sự phát triển của công ty rồi từ đó lan tỏa theo cấp số nhân đến hàng ngàn nhân viên, khách hàng và gia đình của họ thì công việc của tôi có ý nghĩa lớn đến nhường nào!”, tôi thầm nghĩ.

Tôi đã tìm thấy cảm giác tự do khi lựa chọn như thế nào? Nguyen Van Ha

Thế nhưng, không lâu sau đó, tôi bỗng thấy mình có quá nhiều việc lặt vặt cần giải quyết. Việc chồng việc khiến tôi thường là người cuối cùng rời khỏi văn phòng hoặc ngồi nhà làm việc suốt cuối tuần. Lúc nào tôi cũng mang theo laptop để hễ có việc là giải quyết ngay. Niềm vui và sự hài lòng trước kia bỗng vỡ tan thành những nỗi lo và cảm giác bất an.

Tôi loay hoay cố tìm cho mình một phương pháp quản lý công việc mới. Tôi liệt kê tất cả việc cần làm, phân công thời lượng cho mỗi việc, sắp xếp trình tự làm việc lên thời gian biểu. Mỗi ngày qua đi, tôi thấy nhẹ nhõm hơn khi gạch đi các đầu mục công việc đã hoàn thành. Thế nhưng tôi không hiểu vì sao mình vẫn có cảm giác “ngập đầu ngập cổ”.

Một ngày nọ, trông thấy thời gian biểu của tôi, chị Giám Đốc bèn hỏi:

“Tất cả việc này đáng ra không cần nhiều thời gian như thế, em làm đến đâu rồi?”

Chị ấy nói đúng nhưng tôi lại không có câu trả lời cho chị. Tôi cũng tự hỏi: “Bình thường, tôi là người giỏi sắp xếp mà tại sao tôi lại thấy ‘ngợp’ trước những công việc này? Bình thường, tôi hoàn thành mọi việc rất nhanh mà tại sao bây giờ tôi lại mất quá nhiều thời gian cho một việc? Cảm giác như tôi không bao giờ có đủ thời gian vậy.” Công việc mơ ước của tôi trong thực tế có vẻ không dễ dàng như tôi từng nghĩ.

Vài tuần sau, công ty tổ chức một sự kiện quan trọng. Một đồng nghiệp nhờ tôi hỗ trợ khâu chuẩn bị, tôi nhanh nhảu đáp ngay, “Tất nhiên rồi!”

Lúc đầu, tôi nghĩ chắc chỉ mất một giờ đồng hồ là xong, nhưng hàng giờ trôi qua mà tôi vẫn còn loay hoay. Tôi ở lại đến 8 giờ, thậm chí 9 giờ tối và sáng hôm sau lại đến công ty sớm để làm nốt.

Trong suốt giai đoạn đó, công tác tuyển dụng của tôi không theo đúng tiến độ đã cam kết. Tôi không hiểu nổi thời gian của mình đã trôi đi đâu mất. Rõ ràng có một sự khác biệt lớn giữa công sức bỏ ra và kết quả có được. “Điều đó nghĩa là mình không phù hợp với công việc này sao? Mình thật sự muốn giúp mọi người.Tại sao mình luôn làm việc rất chăm chỉ nhưng vẫn không tạo ra kết quả ?”. Tận sâu trong lòng, tôi cảm thấy mệt mỏi, nhưng vẫn tự trấn an bản thân rằng điều đó là xứng đáng vì tôi vốn sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp của mình.

Chị Giám Đốc lại để ý và cứ mãi hỏi tôi về cách tôi phân bổ thời gian cho công tác tuyển dụng và ở các dự án khác ra sao. Thế là sau sự kiện đó, chị ấy yêu cầu họp riêng với tôi. Ngập ngừng và lo lắng, tôi đến gặp chị ấy, chuẩn bị tinh thần xin nghỉ việc.

Khi cuộc họp bắt đầu, tôi thành thật chia sẻ những trăn trở của mình và giải thích sự tình. Nghe thấy thế, chị ấy dường như mất kiên nhẫn rồi thở dài thườn thượt. Tôi vẫn không thể hiểu bản thân đã làm gì sai. Tôi không cảm thấy chị ấy hiểu tôi, và tôi cũng không thể hiểu chị ấy. Cuộc hội thoại rơi vào im lặng.

Chị ấy bất chợt hỏi tôi một câu: “Hà, em muốn bản thân trở thành người như thế nào?”

Tôi thật sự ngạc nhiên trước câu hỏi đó. Vậy ra chị ấy im lặng là vì đang nghĩ cho tôi. Chị ấy không phải muốn gặp tôi để chất vấn vì sao kết quả tuyển dụng của tôi không tốt. Tôi như trút đi được nỗi băn khoăn và trải lòng với chị, “Em muốn trở thành một người có giá trị trong cuộc sống.”

Chị ấy gật đầu, đồng ý rằng đó cũng là cam kết của chị ấy. Rồi chị nói thêm: “Em nghĩ làm thế nào để có thể trở thành một người có giá trị?”

Tôi trả lời ngay: “Là giúp đỡ người khác mỗi khi được nhờ vả ạ.”

Chị ấy ngạc nhiên: “Chị nghĩ việc giúp đỡ người khác là không hề sai. Nhưng tại sao chúng ta không nghĩ theo hướng này: Bản thân em sẽ tạo ra được nhiều giá trị hơn từ chuyên môn của em. Và cùng lúc đấy, em cũng đang tạo ra ảnh hưởng tích cực đến rất nhiều người khác.”

Tôi như bừng tỉnh ra và thấy lòng nhẹ nhõm hẳn.

Oh, thì ra là vậy! Chị ấy lúc nào cũng muốn tôi tỏa sáng bằng điểm mạnh của mình, tập trung vào ưu tiên là một “bà mai” giúp ứng viên và công ty tìm thấy nhau. Tôi bất chợt nhận ra chính tôi đã tự tạo ra nỗi ám ảnh đang bòn rút tâm trí tôi bấy lâu: “Mình là người có giá trị, nên mình không bao giờ nên từ chối và nói“KHÔNG”.”

Giờ đây tôi biết rằng tôi luôn có khuynh hướng đồng ý giúp đỡ người khác và cảm thấy áy náy khi phải từ chối. Tuy nhiên, đồng ý cũng có nghĩa là tôi đang dùng thời gian dành cho chuyên môn, khoảng thời tôi thực sự đang tạo ra giá trị. Vậy nên, nếu không biết mình có thể đóng góp như thế nào cho những yêu cầu khác, thì tôi lại đang phí hoài thời gian của mình. Thay vì chấp nhận và giải quyết ngay một mình, tôi có thể sắp xếp sau hoặc từ chối và giới thiệu mội người khác với kỹ năng phù hợp hơn xử lý.

Điều quan trọng ở đây là giá trị thực sự mà tôi có thể tạo ra, giá trị đó sẽ càng có ý nghĩa hơn khi tôi hiểu rõ và ưu tiên tập trung vào công việc của mình. Cũng chính vì thế mà tôi sẽ vẫn hoàn toàn có thời gian cho mình và cho những lời đề nghị khác. Đây là cách tiếp cận hoàn toàn mới mà tôi đã nhận ra để là ‘một người có giá trị’, hay nói cách khác, tôi có thể có một cuộc sống ý nghĩa mà tôi hằng mong muốn và luôn cảm thấy tự do khi cần phải đưa ra lựa chọn, ‘Đồng ý’ hay ‘Từ chối’.

Nguyễn Vân Hà Mekong Capital

08 tháng Bảy 2020


Vui lòng nhấn vào nút dưới đây để đăng ký nhận bản tin quý của Mekong Capital.

Mekong Capital đầu tư vào các ngành theo xu hướng tiêu dùng và đóng góp giá trị gia tăng cho doanh nghiệp theo mô hình Đầu tư Lấy Tầm nhìn làm Định hướng. Các công ty nhận đầu tư thường nằm trong số các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất trong ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam.

Đầu năm 2022, người sáng lập Mekong Capital, Chris Freund, đã xuất bản cuốn “Chuyện Lẩu Cua”, một câu chuyện về một đàn cua bị bắt bỏ vào nồi nước sôi. Thoạt nhìn, “Chuyện Lẩu Cua” trông như một quyển truyện tranh thiếu nhi với trang bìa đầy màu sắc và nét vẽ giàu tính biểu cảm theo phong cách hoạt hình. Nhưng càng về sau, độc giả dễ dàng nhận thấy rằng câu chuyện hàm chứa một thông điệp quan trọng cho các doanh nghiệp về chuyển hóa, năng lực lãnh đạo và việc tập trung vào một tầm nhìn rõ ràng.

Sách đang có bán tại Tiki (bìa cứng): bit.ly/38baF8a

Theo dõi chúng tôi trên LinkedIn:
Follow Mekong Capital on LinkedIn

Để lại nhận xét

Không cần đăng ký.




 

Bài viết mới nhất