Phải làm gì khi bạn bị mắc kẹt trong “vùng sinh tồn”

Theo dõi chúng tôi trên LinkedIn:

Phải làm gì khi bạn bị mắc kẹt trong “vùng sinh tồn”

Tác giả: Lê Ngọc Quốc Khánh – Trưởng nhóm Chuyển đổi số, Mekong Capital

19 tháng Mười 2022

———

Tôi đánh dấu hành trình 4 năm làm việc tại Mekong Capital với một vai trò và quyết tâm mới khi đảm nhiệm vị trí Trưởng nhóm Chuyển đổi số. Cuối cùng tôi đã có cảm giác đạt đến “vùng hiệu suất” mà tôi luôn mong muốn khi làm việc với một tinh thần hưng phấn, dấn thân, được thử thách và lạc quan – tất cả hướng tới những mục tiêu rõ ràng. 

Điều tuyệt vời mà tôi đang trải nghiệm thì hẳn không dễ mà có được. 

———

Đầu năm nay đánh dấu thành quả suốt 2 năm tôi dẫn dắt quá trình đưa quy trình, dữ liệu của Mekong Capital lên hệ thống đám mây trên cương vị Trưởng nhóm Nơi làm việc số. Quá trình chuyển giao dữ liệu đã hoàn tất. Mọi người trong công ty đã hình thành thói quen làm việc với hệ thống dữ liệu tập trung SharePoint và cảm nhận được lợi ích về sự linh hoạt mà nơi làm việc số đem lại. Nhóm của tôi cũng chào đón một thành viên mới tiếp quản vai trò hỗ trợ IT và bảo trì hệ thống một cách đáng tin cậy. Có lẽ là tôi sắp có thể nghỉ hưu được rồi.

Nói đùa chút thôi.

Chứ thực tế thì đây lại là thời điểm tôi cần thực sự tư duy về những dự án tiếp theo, về tương lai của Nơi làm việc số. Điều gì có thể đưa Nơi làm việc số tại Mekong Capital lên một tầm cao mới” là câu hỏi mà tôi đang tìm kiếm câu trả lời.

Với mong muốn cùng nhóm mình vẽ nên bức tranh rõ ràng hơn về tương lai phía trước, tôi đã cùng ngồi lại với thành viên mới và cố vấn của mình cũng là Tổng Giám đốc của Mekong Capital phụ trách Chuyển đổi số, Công nghệ và Tăng trưởng, Max. Một lộ trình theo cách bài bản của việc tối ưu hóa trải nghiệm nơi làm việc số là mang đến trải nghiệm “WOW” cho các người dùng, chính là các nhân viên công ty. Sau khi thảo luận, chúng tôi đã chọn ra một số người dùng trọng tâm từ các phòng ban trong công ty. Tôi liền đặt lịch gặp họ để thu thập thêm ý kiến của họ về bức tranh Nơi làm việc sốtrong mơ.

Khanh presented about digital workplace at Mekong Capital

Khánh trình bày về Nơi làm việc số tại Mekong Capital

———

Qua nhiều cuộc nói chuyện và chia sẻ từ các người dùng, một danh sách dài về nhu cầu, khó khăn mà họ đang gặp phải với hệ thống số hiện tại cũng như định nghĩa của họ về tương lai của Nơi làm việc số đã được liệt kê ra. Nhưng thực sự, càng lắng nghe ý kiến của mọi người thì hình dung trong đầu tôi lại càng trở nên mông lung hơn. Chưa kể, một số góp ý còn nằm trong phạm vi của Trí tuệ doanh nghiệp (‘Business Intelligence’) chứ không phải ‘Chuyển đổi số’ hoặc có cả những yêu cầu có phần quá đáng như đề nghị mua chuột máy tính tốt hơn nhưng khá đắt tiền. (?!)

Tôi trở nên lạc lối và có phần khó chịu: “Nhóm Nơi làm việc số sẽ chẳng bao giđủ tốt cho tất cả người dùng. Mục tiêu này không hề thực tế. Tôi đã mắc vào cái bẫy về việc vẽ ra tương lai mà chính tôi tạo ra rồi”.

May thay, tôi còn cần gặp một người dùng quan trọng cuối cùng. Đó là chị Trương Diệu Lê, Tổng Giám đốc – và chị ấy là niềm hi vọng cuối cùng của tôi. Chị là người cố vấn đầu tiên khi tôi gia nhập vào Mekong Capital. Với sự bao quát và cam kết của chị ấy trong việc giám sát sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng hướng đến một tương lai đột phá cho Mekong Capital, tôi tin rằng chị ấy có thể có manh mối gì đó để tôi thoát khỏi tương lai mịt mù này.

Tôi đã vô cùng hồi hộp xen lẫn háo hức muốn nghe quan điểm và hình dung về bức tranh tương lai của chị Lê. Thay vì phạm trù về trải nghiệm người dùng, góc nhìn của chị ấy thực sự sâu sắc: Đó là về “tạo giá trị”!

Trong cuộc trò chuyện này, chị Lê cũng chia sẻ với tôi về những trọng tâm ưu tiên của Mekong Capital xoay quanh tính hiệu quả và tối ưu hóa việc triển khai Đầu tư lấy tầm nhìn làm định hướng (‘VDI’) hướng đến tạo ra kết quả đột phá cho các doanh nghiệp trong danh mục đầu tư. Đây là bức tranh lớn mà tôi chưa hề nghĩ tới, từ đó nhìn ra cách mà Chuyển đổi số có thể đẩy nhanh tốc độ hiện thực hóa mục tiêu này.

Tại đây, chị Lê cũng đặt ra cho tôi một câu hỏi mà tôi nhớ mãi: “Theo Khánh, nền tảng hay dự án chuyển đổi số nào sẽ mang đến tác động lớn nhất?”

———

Tôi nhận ra rằng tôi đã bó hẹp tư duy của mình khi xem tất cả các yêu cầu từ mọi người dùng với mức độ quan trọng như nhau. Tôi coi đó là checklist việc cần phải làm và cố gắng thực hiên tất cả. Điều này đã khiến chính tôi bị choáng ngợp với những mục tiêu không thực tế.

Chị Lê đã giúp tôi nhìn ra được mối liên hệ trực tiếp giữa tối ưu hóa kỹ thuật số và mục tiêu của tổ chức. Như được đeo một cặp kính mới với tầm nhìn sáng hơn, tôi nhận ra những gì tôi làm phải có tác động lớn nhất và tác động đó phải đóng góp vào KPI và trọng tâm phát triển của Mekong Capital.

Cứ như thể chị Lê là bác sĩ nhãn khoa đã kiểm tra thị lực và đưa tôi một cặp kính mới rồi bảo: “Khánh ơi, hãy đeo vào đi”. Đó là chiếc kính phù hợp với đôi mắt cận thị của tôi. Tôi đã có thể nhìn rõ hơn những gì chị ấy nhìn thấy: Lê không xem nhóm Chuyển đổi số là một đội ngũ hỗ trợ hay cung cấp dịch vụ, mà thay vào đó, chị ấy nhìn nhận nhiệm vụ của nhóm là động cơ đưa bộ máy Mekong Capital đến đích nhanh hơn, hiệu quả hơn với sự giúp sức của công nghệ. Nhóm của tôi có thể tập trung vào 20% các mục tiêu trọng tâm và tạo ra 80% tác động.

Tương lai của tôi đã trở nên sáng tỏ và đầy cảm hứng hơn bao giờ hết.

Sau khi gặp Lê, tôi đã hào hứng chia sẻ lại với bộ phận các vấn đề về Chuyển đổi số, Công nghệ và Tăng trưởng. Chúng tôi cùng nhau đồng thuận về tương lai tầm nhìn của Chuyển đổi số và xác định các dự án chính sẽ thúc đẩy hiệu quả việc triển khai VDI. Nhân ra mối liên hệ giữa các bộ phận chức năng trong việc nâng cao hiệu quả triển khai VDI, nhóm của tôi đã tham gia vào một dự án Agile phối hợp cùng nhóm Nhân tài & Văn hóanhóm Tư vấn Đầu tư để họp hàng tuần. Nhờ có sự giao tiếp, trao đổi thường xuyên, nhóm Chuyển đổi số đã xây dựng và triển khai được nhiều nền tảng công nghệ hỗ trợ nhóm Tư vấn Đầu tư theo dõi hoạt động và hiệu suất một cách hiệu quả. Tôi không còn bị giới hạn bởi phạm trù Nơi làm việc số mà giờ đây, tôi tuyên bố cam kết mới ở vị trí Trưởng nhóm Chuyển đổi số để góp phần tạo ra thành công cho Tầm nhìn của Mekong Capital.

Growth team (Khanh on the far left)

Nhóm Chuyển đổi số, Công nghệ và Tăng trưởng (Khánh ngoài cùng bên trái)

———

Cùng thời điểm đó, Mekong Capital đã tinh chỉnh và đổi mới bộ giá trị cốt lõi đưa thêm Tư duy Phát triển “Growthset” vào văn hóa của công ty: Toàn tâm toàn ý cam kết phát triển và tạo ra đột phá, khi nhìn thấy có khả năng không hoàn thành mục tiêu cam kết, chúng tôi coi đó là cơ hội để bứt phá về hiệu suất.

Đây chẳng phải điều tôi đã làm sao? Tôi đang sống với tư duy phát triển này: Growthset bắt đầu với việc mỗi người đối mặt với những điểm mà họ đang mắc kẹt hoặc còn chưa rõ ràng và nhìn nhận nó là cơ hội để phát triển.

Sau 6 tháng, tôi vẫn đang trong hành trình marathon của chính mình để đạt được những bước cải tiến tiếp theo cho trong quá trình Chuyển đổi số. Nhờ chiếc kính Growthset đang đeo mà vạch đích hiện ra với tôi thật rõ ràng, trong tầm ngắm.

Tôi nghĩ ai trong chúng ta đều có lúc bị “loạn thị”, hay cảm thấy lạc lối. Đôi khi nếu đã quá quen với mức thị lực của mình thì chúng ta sẽ còn không nhận ra điều này. Nhưng rồi đôi mắt của chúng ta sẽ dần bị tồi hơn nếu ta cố gắng trì hoãn các cuộc kiểm tra định kỳ hay là che giấu vấn đề về “tầm nhìn” của bản thân.

Vì vậy, thay vì bỏ qua các hội chứng của bản thân, sao các bạn không thử kiểm tra khả năng “thị lực” của mình bằng cách thường xuyên đến gặp các bác sĩ nhãn khoa để đo mắt và để có thể đeo một chiếc kính mới cho đôi mắt tinh tường và có “tầm nhìn” rõ ràng hơn. Tôi tin là bạn sẽ ngạc nhiên về giá trị của một tầm nhìn rõ ràng có thể hé lộ con đường dẫn bạn đến sự đột phá và trải nghiệm thăng hoa trên con đường bạn đang đi.


Vui lòng nhấn vào nút dưới đây để đăng ký nhận bản tin quý của Mekong Capital.

Mekong Capital đầu tư vào các ngành theo xu hướng tiêu dùng và đóng góp giá trị gia tăng cho doanh nghiệp theo mô hình Đầu tư Lấy Tầm nhìn làm Định hướng. Các công ty nhận đầu tư thường nằm trong số các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất trong ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam.

Đầu năm 2022, người sáng lập Mekong Capital, Chris Freund, đã xuất bản cuốn “Chuyện Lẩu Cua”, một câu chuyện về một đàn cua bị bắt bỏ vào nồi nước sôi. Thoạt nhìn, “Chuyện Lẩu Cua” trông như một quyển truyện tranh thiếu nhi với trang bìa đầy màu sắc và nét vẽ giàu tính biểu cảm theo phong cách hoạt hình. Nhưng càng về sau, độc giả dễ dàng nhận thấy rằng câu chuyện hàm chứa một thông điệp quan trọng cho các doanh nghiệp về chuyển hóa, năng lực lãnh đạo và việc tập trung vào một tầm nhìn rõ ràng.

Sách đang có bán tại Tiki (bìa cứng): bit.ly/38baF8a

Theo dõi chúng tôi trên LinkedIn:
Follow Mekong Capital on LinkedIn

Để lại nhận xét

Không cần đăng ký.




 

Bài viết mới nhất