Hạc Trần
Nhân sự

Hạc Trần

Vị trí

Trưởng nhóm PR

Bộ phận

Vận Hành - Truyền Thông

Địa điểm

Tp. Hồ Chí Minh

Cô lớn lên với lời nguyền mình là một người “không bình thường”.

Mẹ của Hạc là giáo viên tiếng Anh cho học sinh từ 6 đến 18 tuổi. Bố cô là nhà giáo nghiên cứu Văn hóa và Ngôn ngữ tiếng Việt. Vì vậy, cô luôn có năng khiếu về ngôn ngữ hơn những đứa trẻ khác.

Khi 7 tuổi, mẹ cho Hạc vào học cùng với lớp tiếng Anh mà bà dạy tại nhà với những đứa trẻ lớn hơn tuổi khác. Ở đó có một người bạn nam luôn trêu chọc về thân hình mũm mĩm của Hạc nhưng cô không bao giờ đáp lại những câu đùa ác ý đó. Rồi một ngày, sau khi cậu bé bị mẹ cô mắng vì không làm bài tập về nhà trong khi đã học yếu hơn các bạn, Hạc liền chớp lấy cơ hội và thì thầm vào tai cậu bé kia: “Đúng là đã ngu lại còn lười!”. Ngay lập tức, Hạc bị bạn nam đấm thẳng vào mặt ngay trước mặt mẹ. Đây là một trải nghiệm đầu đời đau đớn và đáng xấu hổ.

Kể từ đó, cô bé Hạc trở nên dễ bảo nhưng ít nói, và không có nhiều bạn. Cô tin đây là cách tốt để tránh bản thân nổi khùng và làm tổn thương người khác bằng những lời nói của mình. Cô chôn chặt suy nghĩ tiêu cực này trong lòng.

18 năm sau, vào năm 2011, cô bé con đã cố gắng để trờ thành một cô gái thân thiện và hay cười, liên tục giành danh hiệu học sinh ưu tú của trường chuyên Tp. Hồ Chí Minh. Cô là niềm tự hào của gia đình và là lớp phó học tập đáng yêu của lớp. Nhưng trớ trêu thay, đời sống tinh thần của cô thì là một mớ hỗn độn bọc kín bởi lớp vải và dây chun sặc sỡ.

Cô đã đánh mất đi bản thân.

Cô lo lắng về việc phạm lỗi. Cô không biết được những việc mình có thẻ thực sự giỏi. Cô không biết được điều thực sự có thể lôi cuốn cô. Không có gì khiến cô đặc biệt hứng thú hay mê say. Thứ duy nhất cô ấy biết đó là muốn đi đến đất nước khác, nơi không ai có thể phán xét cô ấy và cô ấy sẽ tìm lại bản thân mình một lần nữa.

Cô lao đầu vào học để giành được học bổng cho bằng cử nhân ở lĩnh vực thương mại, chuyên ngành Marketing tại trường đại học Wollongong,nước Úc. Đó như là một chuyến du ngoạn thú vị nhưng rất ngắn ngủi. Cô ấy sớm trở về Việt Nam vào năm 2018 và sẽ cảm thấy lạc lõng lần nữa…

Cho đến năm 2019, Hạc được Mekong Capital liên hệ cho vị trí nhân viên Truyền thông Doanh nghiệp. Cô ấy đã vô cùng ấn tượng khi nghe Chris Freund, nhà sáng lập, nói rằng vai trò của cô ấy trong công việc này là cả người xây dựng văn hóa kể chuyện nội bộ và phụ trách PR với bên ngoài. Vai trò nội bộ sẽ quan trọng không kém PR trong ngắn hạn và quan trọng hơn PR về mặt chiến lược dài hạn.

Và trải nghiệm này đã giúp Hạc sống đúng với sự “không bình thường” của cô ấy:

Đây là lần đầu tiên cô có thể dùng ngôn ngữ để thể hiện và tìm kiếm sức mạnh cho bản thân.

Bốn năm sau, cô lâng lâng tự hào khi dẫn dắt hơn 30 buổi huấn luyện kể chuyện cho hơn 20 thành viên trong mỗi buổi đào tạo nội bộ. Từ các cuộc nói chuyện với các Tổng Giám đốc và Nhóm đầu tư về Đầu tư theo định hướng tầm nhìn đến các buổi chia sẻ cùng thành viên trong công ty về việc sống với Giá trị cốt lõi để mang lại kết quả đột phá, cô ấy đã có cơ hội khám phá nhiều kỹ năng khác nhau để tái tạo hiện thực thông qua lăng kính kể chuyện và sáng tạo.

Mỗi lúc nghĩ về hành trình từ lúc ý tưởng nảy mầm đến một câu chuyện hoàn chỉnh thành hình, cô luôn cảm thấy một sự viên mãn và hạnh phúc tột cùng.

Cô ấy vẫn là một người “không bình thường”. Tuy nhiên, cô ấy rất vui khi sự “không bình thường” của mình đã giúp đồng đội của mình tạo ra nhiều kết quả “phi thường” cho các công ty được Mekong đầu tư nói riêng và tương lai của Việt Nam nói chung.